Thành phố Hồ Chí Minh: Báo động đỏ về nguồn gốc hàng tiêu dùng

LTS: Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là cuộc chiến thầm lặng, cam go, quyết liệt... nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cuộc chiến đó có khi phải đánh đổi bằng sự mất mát, hy sinh cả tính mạng của chính cán bộ lực lượng Quản lý thị trường (QLTT). Đồng chí Đậu Công Thắng, cán bộ của Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An (nay là Cục QLTT) hy sinh vào ngày 8/7/2005, trong quá trình đang thi hành nhiệm vụ, đấu tranh với đối tượng buôn lậu là một tấm gương một điển hình. Bên cạnh sự tận tụy trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của phần lớn cán bộ lực lượng QLTT, rất mong làm sao trong sạch thị trường, lành mạnh hóa sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thì xuất hiện một vài hình ảnh “điển hình” tiêu cực: “Bảo kê” cho các sai phạm (mà vụ việc gần đây nhất là một cán bộ công chức thuộc đội 3, Cục QLTT tỉnh Thái Bình bị bắt về hành vi nhận hối lộ); hay như việc nhiều cán bộ thuộc Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh (trong đó có đồng chí Cục trưởng Cục QLTT Trương Văn Ba) đồng loạt rời bỏ nhiệm sở trong giờ hành chính, sử dụng tài sản công đi nhà hàng sang trọng... Nếu điều đó vẫn tồn tại, thì công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại... rất khó có thể xử lý triệt để, thậm chí không muốn nói là sẽ tiếp tục gia tăng. Tuyến bài viết: Thành phố Hồ Chí Minh: Báo động đỏ về nguồn gốc hàng tiêu dùng đã nêu được phần nào “bề nổi của tảng băng chìm” về vấn nạn trên. Bằng những ý kiến, những phản biện và góc nhìn đa chiều sâu sắc của phóng viên, của các chuyên gia trong lĩnh vực hàng hóa, tiêu dùng, phần nào “góc khuất” tại đây sẽ dần lộ sáng.

Xem chi tiết
Thành phố Hồ Chí Minh: Báo động đỏ về nguồn gốc hàng tiêu dùng

LTS: Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu là một trong những vấn đề nhức nhối không chỉ của xã hội, mà còn là của các cơ quan chức năng. Hệ lụy mà nó gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội như: Sức khỏe; tài chính... niềm tin của người tiêu dùng; tính minh bạch của thị trường hàng hoá; làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính... Tại Thành phố Hồ Chí Minh vấn nạn trên đang diễn ra khá phổ biến trong một số ngành hàng: Thời trang; linh kiện, phụ kiện điện thoại, hóa mỹ phẩm; thực phẩm, thực phẩm chức năng... Đặc biệt, tình trạng này đang tồn tại công khai tại một số trung tâm thương mại lớn, chợ dân sinh.​

Xem chi tiết

Trang 1/1